9 thực phẩm chứa kali giúp hạ huyết áp

Các thực phẩm đó có nhiều, nhưng dưới đây xin chỉ dẫn một số loại tiêu biểu.

Hàng ngày, cơ thể chúng ta cần khoảng 3,5g kali và được lấy chủ yếu qua nguồn thực phẩm. Một số loại thực phẩm giàu kali: rau mùi tây, mơ khô, sôcôla, nhiều loại hạt (đặc biệt là hạnh nhân và hồ trăn), khoai tây, măng, chuối, đu đủ, bơ, đậu nành và cá... Trong cơ thể, kali được hấp thu ở ruột non và thận là cơ quan đào thải kali (90% kali được đào thải qua thận, 10% qua phân và da).

Khoai lang: một trong danh sách các loại thực phẩm có nhiều chất kali. Một gói khoai lang có thể chứa 694mg kali, chất xơ, beta carotene và một lượng tinh bột có thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể trong ngày.

Khoai lang

Khoai tây: một thực phẩm lành mạnh, nó là một nguồn kali sẵn có, giúp giảm huyết áp, trong khi hàm lượng natri thấp, giúp giảm phù. “Chúng ta cần một tỉ lệ kali/natri là 5 - 1 để kiểm soát tăng huyết áp và duy trì một sự cân bằng trong cơ thể chúng ta”, Wiseman nói. Khoai tây cũng rất giàu magiê, giúp giảm căng thẳng và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.

Cà chua: loại quả tươi rất tốt cho sức khỏe. Bột cà chua hay cà chua xay nhuyễn lại là nguồn cung cấp kali rất lớn. Một phần tư chén bột cà chua cung cấp 664mg khoáng chất quan trọng này, trong khi một nửa cốc cà chua nghiền lại chỉ chứa 549mg. Nước ép cà chua thì chỉ có hơn 400mg. Vì vậy, để nhận được nhiều hơn lượng kali cho cơ thể mình vào chế độ ăn uống từ cà chua, hãy sử dụng nước sốt cà chua thay thế cho các cách nấu khác.

Củ cải đường: khi nấu chín, có vị hơi đắng, nhưng lại xứng đáng có mặt trên vị trí bàn ăn vì nó đóng góp tới 664mg kali trong nửa chén rau. Củ cải đường là chất chống oxy hóa, một nguồn cung cấp tuyệt vời folate dù sống hay đã nấu chín.

Các loại đậu: đều rất tốt cho hệ tim mạch nên sử dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày vì chỉ cần một nửa chén đậu đũa đã cung cấp gần 600mg kali, đậu que, đậu Hà Lan cũng có công dụng tương tự.

Măng tây: chứa nhiều kali nên giúp làm hạ huyết áp và acid amin như: amides và một ít natri cho nên có công dụng chữa phù nề. Các nguyên tố này có thể trung hòa clo sinh ra trong cơ thể trong quá trình tiêu hóa, để chống mệt mỏi. Là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao giúp giảm cân, nó chứa nhiều vitamin A, vitamin B tổng hợp, vitamin C, kali, photpho, kẽm, xenlulo thô, acid folic có nhiều trong măng tây có thể phòng ngừa được bệnh tim. Các nhà nghiên cứu cho rằng mỗi ngày dùng 40mg acid folic có thể giảm 10% tỉ lệ phát các bệnh tim. Măng tây cung cấp rất nhiều acid folic cho cơ thể.

Măng tây

Sữa chua: một cốc sữa chua không chất béo có chứa 579mg kali, trong khi sữa chua chứa nhiều chất béo sẽ có ít hơn một chút hàm lượng này. Các sản phẩm sữa chua chứa nhiều men vi sinh, lợi khuẩn có thể hỗ trợ tiêu hóa và giữ cho đường ruột luôn được khỏe mạnh.

Ngao: cứ mỗi 100g ngao có chứa khoảng 534mg kali và có nồng độ vitamin B12 cao nhất trong bất kỳ loại thực phẩm nào.

Mận khô: vừa giàu kali và cả canxi nên rất tốt cho sức khỏe khi sử dụng đều đặn. Do đó ăn nhiều mận khô sẽ giúp cho xương chắc khỏe, tránh được các nguy cơ loãng xương song lượng canxi có trong thức ăn cũng giúp làm giảm huyết áp.

Trong một nghiên cứu cho thấy, những người phụ nữ ăn 10 quả mận khô mỗi ngày có mật độ chắc xương hơn đáng kể so với những người không ăn, chế độ ăn nhiều chất canxi còn tác dụng ngăn chặn sự tăng huyết áp vì thế sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất canxi còn có tác dụng dự phòng tăng huyết áp.

Nước cà rốt: mỗi cốc nước ép cà rốt có chứa 500mg kali, sử dụng cách ép là phương pháp hiệu quả nhất để nhận được tối đa kali trong cà rốt. Bên cạnh lợi ích về kali, cà rốt và các loại trái cây và rau quả có màu vàng rất tốt cho mắt nhờ sự có mặt của chất carotene.

Chuối: thực phẩm giàu kali, một quả chuối trung bình có 400mg khoáng chất có lợi cho tim. Chuối cũng là một loại đồ ăn có thể lấp đầy dạ dày trống rỗng mỗi khi đói, giúp thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể.

: các loại các thịt như cá bơn hay cá ngừ chứa 500mg kali trong 100g. Kali có rất nhiều trong cá và hải sản, hãy thường xuyên bổ sung chúng vào chế độ ăn. Mặt khác còn cho thấy thường xuyên ăn cá làm tăng tuổi thọ, nhờ một phần lớn các chất béo lành mạnh có trong cá tươi làm giảm nguy cơ tử vong do mắc bệnh tim lên tới 35%. Đây là một nghiên cứu đã được Đại học Harvard kiểm chứng.

Đậu nành: chưa qua chế biến là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời, chống lại các chứng viêm trong cơ thể. Hãy uống 1 cốc sữa đậu nành mỗi ngày để cung cấp cho cơ thể 500mg kali.

Sữa: trong sữa chứa rất nhiều kali, mỗi cốc sữa chứa 382mg mặc dù là sữa có chất béo hay không béo.

Nước cam: một cốc nước cam cung cấp 355mg kali. Đây là một trong những thực phẩm bổ sung sức khỏe nên dùng thường xuyên vào các bữa ăn sáng.

BS. HOÀNG XU N ĐẠI

Nước ép trái cây: Lợi hay hại?

Các thực phẩm lành mạnh chắc chắn là con đường ngắn nhất dẫn đến cuộc sống khỏe mạnh hơn. BS. Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM - khẳng định, nước trái cây rất tốt cho sức khỏe.

Bản thân nước trái cây sẽ cung cấp năng lượng chính là đường fructose tự nhiên; ngoài ra còn bổ sung một số vi chất, đặc biệt là một số vitamin; đồng thời còn đem lại cho cơ thể một lượng nước.

Tuy nhiên, tùy đối tượng và tùy loại trái cây, chúng ta có cách sử dụng nước trái cây khác nhau thích hợp.

Nước ép thích hợp cho ai?

Trái cây đem ép thành nước, đầu tiên phù hợp với các em nhỏ hoặc một số bệnh nhân không thể ăn được phần thịt của trái cây; đối tượng thứ ba là những người lớn tuổi. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng luôn luôn đúng.

BS. Diệp giải thích: “Khi so sánh giữa nước trái cây và trái cây nguyên miếng, về mặt dinh dưỡng và tác động tốt đến sức khỏe, trái cây nguyên giàu chất dinh dưỡng hơn, và cung cấp thêm chất xơ mà nước ép không có. Khi ép nước trái cây, đường fructose chuyển hóa mau hơn, làm đường huyết tăng nhanh hơn so với ăn trái cây nguyên miếng”.

Những người bị đái tháo đường, hoặc bị thừa cân - béo phì hạn chế uống nước ép trái cây, các chuyên gia khuyến nghị nên ăn trái cây nguyên thịt.

Uống nước trái cây có chừng mực

Những đối tượng trên càng không nên uống nước ép trái cây ngọt, nhiều đường như: nước nho, xoài, sa-bô-chê… ép. Ngoài ra, một số loại nước trái cây không thích hợp với những người có bệnh dạ dày.

Trái cây đem ép thành nước, đầu tiên phù hợp với các em nhỏ hoặc một số bệnh nhân không thể ăn được

Một chuyên gia dinh dưỡng cho biết: “Trong số tất cả các loại nước ép, nước táo được coi là lành mạnh nhất vì nó cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nhưng những gì xảy ra khi bạn uống nước táo ép quá nhiều? Bạn có thể sẽ bị tiêu chảy vì sorbitol - một loại đường tự nhiên có trong táo. Ngoài ra, uống nhiều nước táo cũng dẫn đến một số vấn đề về dạ dày như: đầy hơi, trướng bụng”.

Trái cây thường có 3 dạng và được khuyên dùng lần lượt từ trái cây nguyên miếng, sinh tố, sau cùng mới đến nước ép. Đối với câu hỏi, có nên thích ăn loại trái cây cứ ăn cho thỏa thích, BS. Diệp cho biết: “Ăn một loại trái cây thường xuyên liên tục không tốt bằng thay đổi các loại trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày. Không phải tất cả các loại trái cây có cùng các thành phần, các chất dinh dưỡng giống nhau. Đa dạng trái cây làm bản thân người sử dụng không bị ngán ngấy; bổ sung chất dinh dưỡng trái cây này có nhiều mà trái cây kia có ít”.

Tùy tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của người sử dụng, chúng ta chọn cách ăn trái cây phù hợp. Hàng ngày, chúng ta nên ăn trái cây, trung bình khoảng 200g/ngày là được. Ví dụ, chuối là một loại trái cây giàu năng lượng, nên người béo phì tốt nhất không nên ăn, nhưng trẻ em hoặc người lao động trí óc không có tình trạng thừa cân nên ăn chuối. Ăn và uống trái cây có thể sau bữa ăn chính hoặc thay thế cho một bữa ăn phụ.

An Quý

Ðối phó với thực phẩm “bẩn” bằng sự hiểu biết

Trong thực tiễn, người thành phố thường phải hít thở không khí ô nhiễm quá nhiều lần cho phép so với người nông thôn hay ở vùng biển, rừng núi. Nhưng vẫn chẳng ai về quê cả? Còn với thực phẩm, dù ai cũng thở từng giây và chỉ ăn uống vài lần trong ngày, người ta lại có đủ lý do để dọa mình và dọa người.

Sự khác biệt trong tiêu chuẩn và đánh giá nguy cơ

Không một thực phẩm tươi sống hay thức ăn bày sẵn trên bàn có thể “sạch” như thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn theo chuẩn. Mức tối đa cho phép (MRL) một chất hóa học trong thực phẩm thường được thiết lập bởi Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm Quốc tế (Codex), tổ chức chủ yếu khuyến cáo áp dụng trong thương mại quốc tế. Còn trong sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ cần có tiếp cận sát với thực tiễn của mỗi nơi. Ví dụ: MRL của chất fenvalerat (sumicidin) ở Ấn Độ trên cà chua là 1,0mg/kg, trên rau cải là 2,8mg/kg; còn ở Úc trên cà chua là 0,2 mg/kg, trên rau cải là 1,0mg/kg. Sở dĩ khác nhau như vậy có lẽ vì ở Ấn Độ khí hậu nóng ẩm, thuốc dễ bị phân hủy và yêu cầu mức sống của người dân không cao bằng ở Úc. Nhưng đó là tiêu chuẩn với các sản phẩm nuôi, trồng do con người chủ động làm ra. Còn với những thực phẩm từ động, thực vật hoang dã hoặc sẵn có trong thiên nhiên thì không thể kiểm soát được mức độ phơi nhiễm. Tương tự, thủy sản đánh bắt xa bờ cũng có thể khó đạt được tiêu chuẩn thương mại quốc tế mà Bộ Y tế đã chấp nhận và ban hành. Chuyện gì sẽ xảy ra với kinh tế biển và du lịch khi Việt Nam không có tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng và không phân cấp theo mức độ nguy cơ?

Chọn mua thực phẩm tại những nơi đã qua kiểm định để đảm bảo an toàn

Chọn mua thực phẩm tại những nơi đã qua kiểm định để đảm bảo an toàn. Ảnh: TM

Khi mức độ phơi nhiễm của một chất không lớn hơn MRL là bảo đảm an toàn trong một thời gian dài, thậm chí suốt đời. Chúng ta đều biết, MRL đối với 1kg thực phẩm thông thường, được thiết lập cho cộng đồng dân số nói chung với mức trọng lượng cơ thể trung bình của người lớn. Như vậy, trẻ em sẽ phải chấp nhận mức ăn vào cao trung bình gấp 5-10 lần người lớn (giả sử trẻ nặng 5 - 10kg và người lớn là 50kg), trừ một số loại có tiêu chuẩn riêng cho trẻ nhỏ. Giả sử MRL đối với chì là 1mg/kg cá tươi (1 ppm ) thì mức 1,1 ppm là không đạt. Nhưng nếu chỉ 0,1 ppm sẽ có nguy cơ khác với 10 ppm? Chẳng lẽ nào chỉ quá ngưỡng cho phép 0,1 ppm có thể gây bệnh khi mà có thể ăn sản phẩm có MRL là 1,0 ppm? Hơn nữa, có ai ăn cá tươi 1kg/ngày cho đến suốt đời không? Và vì vậy, nó phải có các cấp độ nguy cơ. Chẳng hạn, phải có 4 mức: mức sạch, mức chấp nhận được, mức nguy cơ cao và mức nguy hiểm.

Trong phân tích nguy cơ, ADI thường được áp dụng với các chất được phép sử dụng như: phụ gia thực phẩm, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; TDI áp dụng với các chất nhiễm bẩn và các chất cấm sử dụng. So với mức cao nhất của liều thử nghiệm dài hạn trên động vật mà không phát hiện tác dụng phụ (NOAEL), ADI thường được chia cho hệ số an toàn là 100, còn TDI là từ 2.000 đến 6.000 lần. Điều đó cho thấy, việc áp dụng ADI và TDI để phân tích một sự cố rủi ro, mà có hoặc chưa có MRL với một chất trên một thực phẩm là có cơ sở khoa học và có thể chấp nhận được.

Các tiêu chuẩn thiết lập bởi Codex là rất an toàn và đó là tiêu chuẩn thương mại quốc tế. Trong tháng 9 năm nay, tại hội thảo quốc tế về phụ gia thực phẩm, các chuyên gia quốc tế đã cho rằng truyền thông Việt Nam đã thổi phổng nguy cơ một cách không đáng có vì ADI đối với phụ gia có hệ số an toàn là 100, vì vậy tiêu chuẩn cho phép MRL bảo đảm sức khỏe cho đại đa số dân chúng ăn suốt đời không bị sao. Người có tiền đi du lịch thì ngủ ở khách sạn 5 sao, ăn thực phẩm sạch. Người dân bình thường, công chức thì ngủ nhà nghỉ, khách sạn 2 - 3 sao, ăn cơm bình dân. Tại sao cứ phải toàn dân ăn ở theo tiêu chuẩn quốc tế? Thực phẩm thông thường cũng là hóa chất, có khi còn hại hơn phụ gia thực phẩm đã được nghiên cứu an toàn và có ADI, đặc biệt là khi nó bị ôi ươn, biến chất khi không được bảo quản đúng cách. Thực tế cũng cho thấy, các vụ ngộ độc hầu hết do thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc bị biến chất sinh chất gây dị ứng. Thủy sản gây dị ứng nhiều nhất!? Không có phụ gia thực phẩm thì những vụ ngộ độc, dịch bệnh và thất thoát sau thu hoạch sẽ là vấn đề lớn của nhân loại. Vấn đề là sử dụng chúng thế nào cho đúng mục đích, đúng liều và không bị lạm dụng.

Nói tóm lại, để phân tích mức độ nguy hiểm của một rủi ro, sự cố, ngộ độc,... các chuyên gia phải dựa vào hệ số an toàn của ADI và TDI của chất đó (mức ăn vào chấp nhận được hằng ngày/kg thể trọng người ăn vào) chứ không thể dựa vào tiêu chuẩn cho phép (MRL- mức phơi nhiễm của một chất/kg sản phẩm). Vì ở mức MRL thì phúc đức quá, làm gì có chuyện xảy ra mà phải thảo luận?

Áp dụng trong thực hành quản lý

Trong thực hành quan trắc môi trường lao động, Nga và Liên Xô trước đây thường có tiêu chuẩn GOCT ở ba mức chứ không chỉ một MRL. Sau mức an toàn là Mức nguy cơ cấp độ 1, thường được phép lớn hơn 1 và không quá 3 lần. Mức nguy cơ cấp độ 2 (nguy cơ cao) thường lớn hơn 3. Theo đó, các thanh tra viên phát hiện ô nhiễm ở cấp độ 1 có thể lập biên bản yêu cầu khắc phục, còn nếu mức ô nhiễm đạt cấp độ 2 trở lên thì sẽ phạt cảnh cáo hoặc yêu cầu đóng cửa nhà máy hoặc phân xưởng. Như vậy có thể kết luận MRL là mốc chỉ điểm “sạch” của đối tượng bị kiểm tra hay nghiên cứu.

Tiếc rằng, các khái niệm về ADI, TDI vẫn chưa được cập nhật vào thực hành quản lý thực phẩm của Việt Nam mà chỉ có một mức chỉ điểm vệ sinh là QCVN, trong khi nó là mức ăn vào chấp nhận được từ ngày này qua ngày khác trong một thời gian dài, thậm chí đến suốt đời. Rõ ràng cần phải có một phương pháp luận mới trong việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm thực hành đúng đắn, khoa học. Chỉ khi đó, các lực lượng thanh tra có thẩm quyền và giới truyền thông mới khách quan, không thổi phồng nguy cơ mà làm cho mọi người “ăn cái gì cũng sợ” và doanh nghiệp bị xử lý sẽ “tâm phục, khẩu phục” khi... lỗi ra lỗi, tội ra tội?

Chúng ta chấp nhận Codex nhưng lại thường quá hoang mang khi có một kết quả xét nghiệm một chất đơn lẻ cho thấy, môi trường hoặc sản phẩm hàng hóa bị vượt quá mức MRL. Và cách xử lý an toàn nhất cho thanh tra viên và quan chức có thẩm quyền là đóng cửa và tiêu hủy sản phẩm. Việc chuyển mục đích sử dụng hoặc tái chế không được tận dụng, dẫn đến sự lãng phí và thậm chí dẫn đến một nguy cơ lớn hơn với môi trường khi sản phẩm bị tiêu hủy theo phương pháp lạc hậu hoặc không an toàn!?

BS. Nguyễn Văn Dũng

Thực đơn bổ dưỡng cho người hay bị chóng mặt do căng thẳng thường xuyên

Đây là thực đơn không chỉ ngon, bổ dưỡng, dễ làm mà còn giúp bạn giảm căng thẳng, áp lực, ngăn ngừa triệu chứng chóng mặt hiệu quả. Các món ngon trong thực đơn này phù hợp cho một bữa ăn hoàn chỉnh.

Cá diêu hồng rán sốt xì dầu

Cá diêu hồng không chỉ chứa nhiều chất đạm lành tính mà còn dồi dào omega-3 giúp giải toả căng thẳng, trầm cảm từ đó xua tan chóng mặt hiệu quả.

Món cá diêu hồng sốt xì dầu giúp giảm căng thẳng, chóng mặt

Nguyên liệu: cá diêu hồng, xì dầu, gừng, tỏi, rượu trắng, giấm, hành lá.

Cách làm:

- Rửa sạch cá, ướp với một chút rượu trắng để khử mùi tanh.

- Đun nóng chảo dầu sau đó cho cá vào rán đến khi cá vừa chín vàng ở hai mặt.

- Để làm phần sốt xì dầu, chúng ta cho xì dầu, giấm, đường và nước vào một bát nhỏ rồi khuấy đều cho đến khi đường tan. Tỷ lệ xì dầu, giấm, đường gia giảm theo khẩu vị vừa ăn của từng người.

- Phi thơm tỏi băm trong chảo, sau đó thêm sốt xì dầu vào. Đun hỗn hợp sốt đến khi vừa nóng thì cho cá vào rán cùng.

- Rắc thêm hành lá lên trên rồi tắt bếp.

Gỏi gà trộn bưởi

Cả bưởi và thịt gà đều là những nguyên liệu giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và ngăn ngừa chóng mặt. Kết hợp cả hai nguyên liệu thịt gà và bưởi thành món gỏi gà trộn bưởi sẽ giúp bữa cơm thêm hương vị chua ngọt không chỉ đậm đà mà còn bổ dưỡng cho sức khoẻ, giảm mệt mỏi, chóng mặt.

Món gỏi gà trộn bưởi giàu dinh dưỡng góp phần xua tan mệt mỏi, hoa mắt

Nguyên liệu: thịt gà, bưởi, lạc rang, vừng rang, bơ lạc, lá chanh.

Cách làm:

- Luộc gà, chúng ta nên cho một chút muối hoặc nước mắm vào nước luộc để thịt gà được ngon hơn.

- Khi thịt gà đã chín, chúng ta để nguội rồi lọc bỏ xương và thái sợi nhỏ.

- Xé nhỏ các tép bưởi.

- Giã lạc thật nhỏ.

- Trộn đều lạc xay với bơ lạc, đường, muối, nước mắm, nước cốt chanh và một ít nước lọc để làm nước trộn gỏi. Nếu bưởi ngọt thì có thể tăng lượng nước cốt chanh lên, còn nếu là bưởi chua thì cho nhiều đường hơn.

- Trộn đều nước trộn gỏi với thịt gà rồi chờ khoảng 5 phút cho thịt gà ngấm gia vị.

- Trộn các tép bưởi với thịt.

- Với phần rau gia vị tạo mùi, chúng ta có thể lựa chọn lá chanh hoặc rau răm.

- Khi ăn, trộn đều lá chanh (hoặc rau răm) đã thái thật nhỏ vào gỏi.

Canh cải thịt viên

Cuối cùng, chúng ta chỉ cần nấu thêm một nồi canh cải với thịt viên để thực đơn có đầy đủ chất xơ nữa là hoàn thành các món ăn giàu dinh dưỡng giúp xua tan căng thẳng, mệt mỏi và phòng ngừa chóng mặt vô cùng hiệu quả.

Món canh cải thịt viên bổ dưỡng giúp giảm căng thẳng, ngừa chóng mặt

Nguyên liệu: rau cải, thịt xay, gừng.

Cách làm:

- Ngâm rửa sạch rau cải trong nước muối loãng khoảng 10 phút. Sau đó cắt rau thành từng khúc 5-7cm.

- Trộn thịt xay với một ít hành tím và gia vị. Viên lại thành từng viên.

- Đun một nồi nước với vài lát gừng và một chút gia vị. Khi nước sôi, cho hết phần thịt viên vào.

- Cho rau cải vào. Đun thêm một lúc để rau vừa chín thì tắt bếp.

Với 3 món ăn trên, não bộ của chúng ta sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp giảm căng thẳng mệt mỏi do áp lực công việc và cuộc sống, từ đó ngăn ngừa chóng mặt, hoa mắt hiệu quả.

Để có một sức khoẻ tốt, giảm thiểu sự xuất hiện của tình trạng chóng mặt, bên cạnh việc ăn uống điều độ, đầy đủ dưỡng chất cần kết hợp nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện khoa học thì việc sử dụng thuốc giảm chóng mặt chứa hoạt chất acetyl-DL-leucine, xuất xứ từ Pháp để cắt cơn chóng mặt tức thời và hiệu quả cũng là giải pháp tối ưu.Dự trữ thuốc giảm chóng mặt trong nhà và luôn mang theo bên người để luôn có thể sử dụng khi cần thiết giúp chúng ta tập trung hiệu quả để làm việc, học tập, tạo tâm lý tự tin, thoải mái trong cuộc sống. Mọi người chỉ nên mua và sử dụng thuốc giảm chóng mặt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại các nhà thuốc lớn và uy tín.

Nên ăn gì trong ngày đông lạnh

Theo chuyên gia dinh dưỡng, hàng ngày cần bổ dung đủ 3 yếu tố: Chất béo, tinh bột, các vitamin thì cũng cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, cụ thể:

Thực phẩm giàu đạm, kẽm như: Thịt gà, thịt bò, thịt dê, tôm, cá,… bằng cách chế biến các món hầm nhừ và tăng cường là món chiên, xào, nấu, sẽ rất dễ ăn trong mùa lạnh lại vừa có một lượng chất béo bổ sung rất hữu hiệu. Đặc biệt tăng cường các món cháo, súp cá, gà, tôm vì ăn các thực phẩm dạng lỏng, khi bị cảm cúm vào mùa đông sẽ giúp cơ thể tránh được tình trạng khử nước. Các loại cháo súp có chức năng giải cảm tăng tiết mồ hôi, giúp nhanh khỏi bệnh. Thịt gà cũng rất giàu selen và vitamin E, 2 vi chất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Cần ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần vì cá rất giàu kẽm và axit béo omega-3. Kẽm có tác dụng kích thích sản sinh ra bạch cầu giúp chống khuẩn hiệu quả hơn. Còn axit béo omega-3 sẽ làm cho da bớt khô và nứt nẻ. Vào mùa đông, chứng trầm cảm cũng gia tăng và nhiều nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 sẽ giúp ngăn ngừa và giảm cảm giác trì trệ, mệt mỏi. Các loại cá giàu axit béo bổ dưỡng này là cá thu, cá ngừ.

Cháo gà rất tốt cho sức khỏe mùa đông.

Thực phẩm giàu vitamin C: Gồm cam, chanh, bưởi, quýt… chứa nhiều dưỡng chất giúp chống cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả. Ngoài ra, vitamin C duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào, giúp chống chọi với các virut và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy vitamin C có thể làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm và đặc biệt hiệu quả khi mới chớm bệnh. Ngoài ra, trong các loại quả này còn có bioflavonoid là nhóm hóa thảo giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào không bị thương tổn. Vì thế, nên thường xuyên sử dụng các loại quả họ cam chanh trong mùa đông để tốt cho sức khỏe mà không lo tăng cân.

Thực phẩm giàu beta-carotene: Bao gồm bí ngọt, bí đỏ, bí ngô, bí bao tử là nguồn thực phẩm giàu beta-carotene - một trong số các chất chống ôxy hóa mạnh nhất mùa đông. Beta-carotene chính là một dạng tiền vitamin A là vũ khí lợi hại để chống chịu bệnh tật. Các loại bí có màu vàng đỏ thích hợp với các món nấu cháo, súp, canh và các món hầm dễ ăn trong mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên không ăn quá nhiều nhiều beta-carotene vì dễ bị vàng da.

Tăng cường các loại gia vị như: Hành, tỏi, ớt… để giữ ấm cơ thể, hãy thêm ớt và gia vị cho món ăn. Ớt và gia vị giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và tránh bị cảm lạnh. Đặc biệt là tỏi không chỉ đơn thuần là một gia vị mà còn có tác dụng kháng khuẩn và virut, nhất là chống nhiễm khuẩn các bệnh hô hấp và có tác dụng ngừa ung thư.

Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh mạn tính như: Người đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, xương khớp hoặc người bệnh sau phẫu thuật, những người ăn kiêng hoặc dùng thuốc thì cần có một chế độ ăn riêng biệt, khi đó cần có sự tư vấn cụ thể, cặn kẽ của các bác sĩ chuyên khoa. Không được áp dụng chế độ ăn theo sự mách bảo hoặc tự tìm hiểu có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bác sĩ Nguyễn Anh Trí

Bữa ăn sáng tại gia đình

Tất cả những nguyên nhân trên dẫn đến những hậu quả xấu đến sức khỏe trước mắt và lâu dài giảm dần sức đề kháng, gây một số bệnh mạn tính…

Lý do không được bỏ bữa sáng

Buổi sáng chúng ta phải hoạt động nhiều cả thể lực và trí óc nên bữa ăn sáng rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải bạn ăn uống vô độ; nên chọn thức ăn nhẹ dễ tiêu hóa.

Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động: sau giấc ngủ dài, cơ thể chúng ta thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng. Bữa sáng với đầy đủ các dưỡng chất là cách tốt nhất cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động trong ngày. Năng lượng được cơ thể thu nhận từ bữa sáng, sẽ giúp chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ đó các cơ quan trong cơ thể sẽ “năng động” và “hăng hái” hơn.

Tăng cường trí não: các tế bào thần kinh tiêu thụ năng lượng rất nhiều, vì thế nếu để não đói, khả năng tư duy và ghi nhớ sẽ giảm sút. Để não hoạt động tốt hơn, bạn cần ăn sáng với các thực phẩm như ngũ cốc, rau quả có nhiều chất xơ, thực phẩm giàu protein, hạn chế các món ăn có hàm lượng đường và chất béo cao.

Ngừa ung thư và các bệnh tim mạch: bữa ăn sáng sẽ giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn, quá trình trao đổi chất cũng triệt để hơn, từ đó sẽ giảm được các nguy cơ gây ra bệnh tim mạch, huyết áp, ung thư… Bữa sáng nhiều rau quả và ngũ cốc là bữa sáng lý tưởng nhất, vì rau quả và ngũ cốc sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh mạn tính khác.

Giảm cân: khi chúng ta ăn vào, cơ thể sẽ diễn ra quá trình trao đổi chất, đây cũng là lúc cơ thể bắt đầu tiêu hao calo. Sau bữa ăn sáng, quá trình tiêu thụ calo diễn ra mạnh nhất, vì thế ăn sáng được xem là một trong những biện pháp giảm cân hữu hiệu.

Bữa ăn sáng tại gia đình

Mất cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng thấp: do nguồn năng lượng ở mức rất thấp nên cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ gan, khiến gan luôn ở trong tình trạng quá sức. Hơn nữa, nếu buổi sáng không ăn, đến khoảng 9 giờ hoặc 10 giờ trưa bạn sẽ bị đói cồn cào, người nôn nao, huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Dần dần khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.

Ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc: không ăn sáng ảnh hưởng nhiều đến năng suất làm việc do bụng đói cồn cào, dạ dày co bóp nhiều sẽ làm bạn không tập trung được vào công việc.

Đau dạ dày và kết sỏi ở bộ máy tiêu hóa: dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày. Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.

Béo phì: buổi sáng không ăn, nên buổi trưa và buổi tối bạn phải ăn nhiều hơn để có đủ năng lượng. Trong khi hoạt động vào buổi chiều và tối không nhiều, thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết, khiến cho nhiệt lượng trong cơ thể bạn ngày càng nhiều. Kết cục bạn sẽ mắc bệnh béo phì.

Nhanh lão hóa: do không ăn sáng nên cơ thể buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để hoạt động, làm cho bề mặt của lớp da bị khô, rám, mất dinh dưỡng, do vậy dễ xuất hiện nếp nhăn nhất là ở vùng mắt và mặt.

Ăn sáng tại nhà

Ăn tại nhà thì tốt hơn ăn ngoài hàng vì chắc chắn sẽ yên tâm về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm. Thích gì ăn nấy, theo đúng yêu cầu chất lượng đề ra cho thể trạng từng người. Nó tạo thêm môi trường sum họp đầm ấm gia đình (ngoài bữa ăn trưa) vì buổi trưa các thành viên gia đình đi học, đi làm nên phải tùy nghi di tản). Ăn ở gia đình với ý nghĩa xã hội đã có ích lợi như vậy. Còn với ý nghĩa dinh dưỡng thì ở một số công trình nghiên cứu khoa học của nước ngoài cũng cho thấy tập quán ăn chung ở châu Á có nhiều ích lợi hơn khi so sánh với ăn riêng lẻ như tập quán ở châu u.

Để có bữa ăn sáng tại gia đình thì phải chuẩn bị nguyên liệu sẵn từ tối hôm trước, để bà hay mẹ đỡ tất bật trong số thời gian ít ỏi. Bữa sáng cần có sự thông cảm của cả nhà góp tay cho bữa sáng.

Ăn sáng ngay tại nhà còn khắc phục được tình trạng bỏ bữa của mọi người vốn “ngại mất thì giờ”... Cố gắng ăn xong ở nhà, uống nước, lau miệng xong mới đi đến trường và cơ quan. Không nên ăn trên đường (vừa đi vừa ăn) mất vệ sinh và tạo thói quen không tốt về phong cách sống, gây xả rác ra môi trường.

Đối với trẻ mẫu giáo: phải đảm bảo bữa ăn sáng ở nhà là gánh nặng của gia đình. Trên 30 bà mẹ được khảo sát ngẫu nhiên đều phàn nàn về sự vất vả này và rất mong các trường mẫu giáo mầm non tổ chức bữa ăn sáng chu đáo cho các cháu tại trường vẫn là biện pháp khả thi vì tương lai con em chúng ta…

Chuẩn bị bữa ăn sáng cho người già: ngoài yêu cầu đảm bảo các thành phần dưỡng chất còn phải lưu ý đặc thù của người già răng yếu và nhiều bệnh mạn tính phải ăn kiêng. Do đó gia đình cần có một số thực đơn thích hợp để thay đổi đặng góp phần nâng cao tuổi thọ cho ông bà là những bậc sinh thành của chúng ta... Thực đơn sáng cho người già theo nhiều tác giả là cháo các loại. Cháo động vật (bỏ xương): gà, vịt, tôm, trứng... Cháo thực vật: mộc nhĩ, đậu, ngô, kê... Có sách viết: do bữa sáng cơ thể hấp thụ tốt chất dinh dưỡng nên với các cụ sẽ có buổi sáng ăn no, bữa trưa ăn vừa phải, bữa tối chỉ ăn một chút thôi. Bữa sáng không để các cụ uống kèm rượu!

Bữa ăn sáng dinh dưỡng:Bữa ăn sáng dinh dưỡng cung cấp năng lượng 30% và chất dinh dưỡng 25% có trong bữa ăn hàng ngày. Các chủng loại cần thiết là 4 loại:- Rau, ngũ cốc và khoai.- Thức ăn động vật (có cả đậu).- Sữa và chế phẩm sữa.- Trái cây.Bữa ăn sáng tốt hoặc dinh dưỡng khi gồm cả 4 loại. Nếu chỉ 3 thì đạt tốt. Nếu chỉ có 2 hay 1 loại thì bữa ăn sáng đó kém chất lượng. Trung tâm của vấn đề là ngũ cốc. Ngũ cốc là chìa khóa cho bữa ăn sáng cho chất lượng sức khỏe với 2 tiêu chuẩn là lượng chất xơ và nhu cầu cá nhân. Y văn cho thấy sự cần thiết phải có chất xơ ngũ cốc trong bữa ăn sáng.

BS. PHÓ THUẦN HƯƠNG

8 loại thực phẩm người bị viêm loét đại tràng nên ăn

Thực phẩm ảnh hưởng đến rất nhiều người bị viêm loét đại tràng, đặc biệt trong khi bệnh bùng phát, nhưng các thực phẩm gây bệnh ở mỗi người lại rất khác nhau. Những loại thực phẩm nào ảnh hưởng đến tình trạng viêm loét đại tràng, và cơ chế ảnh hưởng của chúng ra sao đến nay vẫn chưa thực sự được biết rõ.

Tuy rằng, thực phẩm không thực sự là nguyên nhân hay là phương thuốc để chữa khỏi bệnh viêm loét đại tràng, nhưng đó là một công cụ hữu ích, giúp bạn kiểm soát các triệu chứng tốt hơn. Một thực đơn khỏe mạnh sẽ đáp ứng được nhu cầu năng lượng, protein và vi chất của cơ thể.

Dưới đây là 9 loại thực phẩm người viêm loét đại tràng nên ăn:

1. Sữa chua

Sữa chua và các loại thực phẩm lên men khác, như tương đậu nành, dưa cải muối hay kefir có chứa probiotics. Probiotics là những vi kuẩn có lợi trong các loại thực phẩm lên men và sữa chua. Loại vi khuẩn có lợi này rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ăn những loại thực phẩm có chứa vi khuẩn sống và hoạt động như vậy, có thể giúp duy trì ở mức độ tối đa các loại vi khuẩn tốt trong đường ruột.

Nhưng bạn cũng nên chú ý tới lượng đường trong sữa chua. Sữa chua nguyên chất, không đường là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Bạn có thể cho thêm một chút hoa quả hoặc mật ong để sữa chua ngọt hơn một chút.

2. Cá hồi

Cá hồi rất giàu axit béo omega 3. Đây là loại axit béo rất tốt cho trái tim và đại tràng của bạn. Các loại axit béo cần thiết được cho là có tác dụng làm giảm viêm. Điều đó có nghĩa là, ăn cá hồi có thể giúp giữ cân bằng được tình trạng viêm xảy ra trong mỗi đợt viêm loét đại tràng bùng phát. Cá ngừ, quả óc chó, dầu hạt lanh và hạt lanh cũng là những nguồn cung cấp axit béo omega 3 rất tốt.

3. Các loại bí

Tất cả các loại quả thuộc họ bí, bao gồm bí đỏ hồ lô, bí ngô, bí xanh đều là những lựa chọn tốt cho sức khỏe. Bí có chứa lượng chất xơ rất cao cũng như nhiều chất chống oxy hóa như beta carotene và VitaminC . Chất xơ giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, các chất chống oxy hóa giúp làm lành các tổn thương do viêm gây ra.

Mặc dù bạn có thể sẽ tránh ăn bí sống trong khi bị viêm loét đại tràng vì lo ngại rằng chất xơ sẽ làm các triệu chứng của bạn tệ hơn, nhưng bí vẫn là một loại thực phẩm được dung nạp tốt bởi nhiều người bị viêm loét đại tràng. Bí cũng là một thực phẩm rất đa năng, bạn có thể luộc, nấu canh, nấu súp, làm spaghetti với bí.

4. Trứng

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nạp đủ chất dinh dưỡng khi bị viêm loét đại tràng, bạn hãy lựa chọn trứng. Trứng là nguồn cung cấp protein rất tốt và cũng được dung nạp khá tốt, kể cả trong khi các cơn viêm loét đại tràng bùng phát. Trứng cũng rất giàu các vitamin nhóm B là những loại vitamin có khả năng chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng. Bạn có thể làm món trứng chiên, trứng chưng với rau hoặc trứng luộc để làm món ăn nhẹ.

5. Quả bơ

Bơ là một nguồn cung cấp các chất béo không bão hòa đơn rất tốt cho cơ thể. Nếu bạn đang bị sụt cân vì bệnh viêm loét đại tràng, thì quả bơ có thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể theo cách lành mạnh nhất.

Một nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng, trên 85% số người bị viêm ruột cũng bị suy dinh dưỡng, và bơ là loại thực phẩm có thể giúp bạn chống lại tình trạng dinh dưỡng kém. Bạn có thể nghiền bơ và phết bơ lên bánh mỳ giống như phết sốt mayo hoặc dùng quả bơ thay thế cho dầu ăn trong việc trộn salad hoặc làm trứng ốp lết.

6. Các loại hạt

Dầu ôliu, các loại hạt, đặc biệt là hạnh nhân và óc chó là nguồn cung cấp các chất béo không bão hòa đơn rất quan trọng và chất lượng. Ăn một ít các loại hạt như một bữa ăn nhẹ hoặc làm bánh mỳ bơ từ các loại hạt hay dùng ngũ cốc ăn sáng với các loại hạt là những lựa chọn không tệ. Chú ý quan trọng: khi các đợt viêm loét đại tràng đang bùng phát, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại hạt vì hàm lượng chất xơ của các loại hạt này có thể làm triệu chứng của bạn nặng hơn.

7. Sốt táo

Sốt táo có thể rất tốt cho thực đơn của những người bị viêm loét đại tràng. Tuy nhiên, mặc dù táo rất giàu vitamin và khoáng chất, như kali, nhưng lượng chất xơ trong táo có thể khiến táo trở nên khó tiêu hơn, đặc biệt là khi các đợt viêm loét đại tràng bùng phát.

Bạn nên sử dụng các loái sốt táo không đường, hoặc tự làm sốt táo tại nhà bằng cách gọt vỏ và nấu chín táo. Bạn có thể tăng thêm hương vị cho sốt táo bằng hỗn hợp các loại gia vị mà bạn yêu thích, nhưng nhớ, là đừng nên cho đường.

8. Thịt nạc

Theo Hiệp hội bệnh Crohn và bệnh loét đại tràng tại Mỹ, bạn cần phải tăng lượng protein nạp vào cơ thể trong và sau các đợt bị viêm. Vì các chất béo bão hòa có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc tiêu hóa, nên bạn hãy lựa chọn các loại thịt nạc để có được nguồn cung cấp protein tốt nhất. Thịt gia cầm không có da, thịt lợn thăn, thịt bò thăn đều là những sự lựa chọn tốt, chứa ít chất béo.

TS.BS. Trương Hồng Sơn - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Ăn mặn hại thế nào?

Béo phì do ăn mặn gây nhiều hệ lụy xấu cho cơ thể, trong đó phải kể đến tăng huyết áp (THA). Vì vậy, nên ăn muối như thế nào để đảm bảo sự sống tốt, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe?

Vai trò của muối ăn

Muối ăn là một khoáng chất, được sử dụng như một thứ gia vị tra vào thức ăn. Muối ăn cần thiết cho sự sống của mọi cơ thể sống, bởi vì chúng tham gia việc điều chỉnh độ chứa nước của cơ thể (giúp duy trì cân bằng dịch trong cơ thể một cách thích hợp) và giúp cơ bắp, hệ thần kinh hoạt động chính xác. Vị của muối là một trong những vị cơ bản. Sự thèm muối có thể phát sinh do sự thiếu hụt khoáng chất vi lượng cũng như do thiếu natri clorua. Trong dinh dưỡng, muối ăn được sử dụng như là chất gia vị và là chất bảo quản.

Ăn mặn là một trong các nguyên nhân gây béo phì.

Ăn mặn là một trong các nguyên nhân gây béo phì.

Tác hại của ăn mặn

Các nhà nghiên cứu cho biết, ăn mặn là một trong các nguyên nhân chính gây béo phì. Muối tự nó không gây tăng cân mà có thể khiến khát nước trong quãng thời gian dài, lúc đó cần uống nước để không cảm thấy khát nước, khi nước được uống vào cơ thể, chúng sẽ được điều chỉnh ở trong lòng mạch, kẽ gian bào, tổ chức tăng lên gây béo phì. Béo phì là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp, thoái hóa khớp xương, nhất là khớp cột sống thắt lưng, khớp gối, cổ chân… Các nhà khoa học ĐH Queen Mary (London, Anh) cho biết, ăn quá nhiều muối có thể là một tác nhân gây béo phì, bất kể bạn tiêu thụ bao nhiêu calo trong thực phẩm. Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 450 trẻ em và 780 người lớn trong khảo sát về chế độ ăn và dinh dưỡng quốc gia thực hiện từ năm 2008-2012, đồng thời cũng tiến hành phân tích các mẫu nước tiểu trong 24 giờ và tính toán lượng calo hấp thu từ chế độ ăn trong 4 ngày. Kết quả cho thấy, cứ ăn thêm 1g muối mỗi ngày, nguy cơ béo phì tăng 25%, ngay cả khi tính đến tổng số thực phẩm mỗi người ăn.

Ăn mặn có thể dẫn đến THA. Các nhà nghiên cứu đã giải thích rằng thành phần chính của muối ăn là natri, bình thường nồng độ natri trong cơ thể là 9‰, khi dùng muối nồng độ đó sẽ tăng lên tức thời, cơ thể sẽ điều chỉnh bằng cách thẩm thấu dịch gian bào (dịch nằm giữa các tế bào) từ thành động mạch vào trong lòng mạch máu để nồng độ muối trong máu được duy trì ở trạng thái bình thường. Lúc này, lòng động mạch bị thu hẹp do mất nước (dịch gian bào), trong khi đó, khối lượng máu trong lòng mạch máu tăng lên khiến áp suất trong thành mạch tăng. Lòng mạch co lại, áp suất tăng chính là nguyên nhân gây THA. Nếu người có thói quen ăn mặn cộng thêm thường xuyên gặp stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng hoạt động của hệ renin - angiotensin dẫn đến tăng tái hấp thu natri ở ống thận và các ion natri vào nhiều trong tế bào của cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi gây THA. Các thực phẩm công nghiệp hiện nay là nguyên nhân lớn nhất gây ra những vấn đề sức khỏe vì có chứa nhiều muối, chất béo, đường. THA và béo phì đều dẫn tới sự hình thành bệnh tim mạch, đột quỵ, suy tim, bệnh tiểu đường và làm gia tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Ăn mặn có thể dẫn đến rối loạn chức năng thận do muối tăng cao khiến lượng canxi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Ăn mặn có thể làm đầy hơi do giữ nước trong cơ thể (một chế độ ăn nhiều chất muối có thể làm cơ thể giữ lại ít nhất 1,5 lít nước). Muối có thể gây loãng xương do dễ bị mất mật độ xương và cấu trúc xương yếu đi. Các nhà chuyên môn cho biết, khi muối cao là tỷ lệ thuận với natri cao và natri cao có nghĩa là xương yếu gây loãng xương.

Hãy hạn chế ăn mặn

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh giảm muối là cần thiết để giảm nguy cơ bệnh tim mạch và một số bệnh khác liên quan đến muối. Với người lớn, nên ăn không quá 6g muối mỗi ngày và lượng muối giới hạn cho trẻ em là ít hơn rất nhiều. Đối với trẻ sơ sinh, nồng độ muối trong sữa mẹ đã đủ để cung cấp nên không cần thêm muối vào thức ăn dặm. Nên lưu ý rằng, muối chỉ là một gia vị, vì vậy, chỉ ăn đủ lượng muối mỗi ngày để tránh mắc những căn bệnh không đáng có (béo phì, THA, loãng xương…).

Nên thường xuyên sử dụng những thực phẩm tươi sống, nêm nếm ít muối và gia vị, hạn chế thói quen chấm các loại muối khi ăn (trái cây, dưa chuột…), tránh ăn các loại nước chấm quá mặn, nhất là người đang bị tăng cân, béo phì. Không nên sử dụng thực phẩm đóng hộp (cá hộp, thịt hộp), các loại thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói, cá thịt kho muối, các loại mắm, thực phẩm ướp sẵn), mì ăn liền, các loại gia vị bột ngọt, các món ăn chế biến từ muối (cà, hành, dưa...), tuy rất ngon miệng nhưng nên hạn chế ăn chúng khi muốn giảm cân. Ngược lại, những loại gia vị tự nhiên như ớt, sả, chanh… lại có thể giúp món ăn ngon hơn và không gây tăng cân hơn nữa, nếu sử dụng những gia vị này trong thời kỳ ăn kiêng cũng là một lựa chọn tốt.

Nên chọn loại nước mắm nhiều đạm, ít muối để ăn. Chú ý, nếu giảm muối thì nên chọn những loại nước mắm, nước tương và các thực phẩm giàu iot. Nên thực hiện việc giảm ăn mặn cho cả gia đình để đảm bảo sức khỏe.

BS. VIỆT ANH

Thực phẩm giúp tăng chiều cao

Sữa: Sữa là nguồn dinh dưỡng chính trong việc cung cấp canxi giúp cho sự phát triển toàn diện của cơ xương. Uống sữa mỗi ngày giúp đẩy nhanh tiến độ tăng trưởng của xương, cải thiện hiệu quả chiều cao của người sử dụng.

sữa giúp trẻ tăng chiều cao

Hải sản giàu canxi: Canxi chiếm 99% trong cấu trúc xương và răng, thiếu hụt chất này sẽ làm hạn chế chiều cao cơ thể. Đặc biệt đối với trẻ đang lớn, nên bổ sung nhiều nguồn thức ăn từ hải sản giàu canxi như cua, ốc, tôm, tép, cá...

Trứng: Trứng là thực phẩm giàu protein, có khả năng tổng hợp được chất dinh dưỡng rất lớn. Ăn nhiều trứng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình phát triển chiều cao.

Ngũ cốc: Ngũ cốc chứa chất xơ, vitamin, sắt, magiê, selen và giàu calo nên rất quan trọng trong phát triển chiều cao của trẻ nhỏ.

Rau và hoa quả tươi: Để phát triển chiều cao thì rau và hoa quả tươi là những thực phẩm không thể thiếu. Trong rau và hoa quả chứa một lượng chất xơ, vitamin, kali và folate. Đặc biệt, vitamin A giúp trong việc phát triển của xương và các mô. Một số thực phẩm cung cấp nguồn vitamin A dồi dào là đu đủ, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, xoài, dưa hấu và quả mơ. Các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt cũng hỗ trợ cơ thể trẻ phát triển.

BS. Lâm Nguyễn

Grow Plus+ của NutiFood 2 lần được chứng nhận đứng đầu ngành sữa đặc trị

Theo công bố của Nielsen thì GrowPlus+ của NutiFood là nhãn hiệu đứng đầu về thị phần sản lượng trong phân khúc sữa bột đặc trị dành cho trẻ em trên toàn quốc, với thị phần 39,3 % so với nhãn hàng có thị phần cao thứ hai là 21,9%. (Sữa đặc trị dành cho trẻ em bao gồm : sữa đặc biệt cho trẻ em trong các trường hợp suy dinh dưỡng, thấp còi, biếng ăn, chậm tăng cân, nhẹ cân, tiêu chảy, dị ứng, tiêu hoá kém, nôn ói, bệnh nặng mới hồi phục, v.v.)

Cũng theo Nielsen thì Sữa bột pha sẵn GrowPlus của NutiFood là nhãn hiệu đứng đầu về thị phần sản lượng trong phân khúc sữa bột pha sẵn trên toàn quốc với thị phần 37,4% so với nhãn hàng có thị phần cao thứ hai là 19,1%.

Chứng nhận này được Nielsen khảo sát trên thị trường toàn quốc bao gồm kênh bán lẻ truyền thống và kênh bán lẻ hiện đại (ngoại trừ MM Mega Market Việt Nam) trong thời gian từ tháng 1/2017 tới tháng 12/2017 trong ngành hàng sữa bột và sữa nước trên toàn quốc.

GrowPLUS+ là sản phẩm ra đời từ sự trăn trở của các chuyên gia dinh dưỡng NutiFood sau rất nhiều năm trời là bác sĩ khám và chữa bệnh cho trẻ em suy dinh dưỡng tại Việt Nam. Trong gần 5 năm trời, đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm của NutiFood đã làm việc miệt mài để ngày 1/4/2012, GrowPLUS+ của NutiFood, sản phẩm đặc trị dành cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi đã được tung ra thị trường.

Công ty NutiFood cũng đã hợp tác cùng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia để thực hiện đề tài chứng minh hiệu quả sử dụng sản phẩm GrowPLUS+ lên tình trạng dinh dưỡng, miễn dịch, phát triển tâm vận động của trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại tỉnh Bắc Giang.

Sau 6 tháng thực hiện đề tài, các chuyên gia đã theo dõi, đánh giá và cho thấy hiệu quả cải thiện rõ rệt tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, biếng ăn, giảm tỉ lệ trẻ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên, giảm tiêu chảy, táo bón, từ đó giúp trẻ tăng cân và tăng chiều cao tốt hơn nhóm trẻ không sử dụng sản phẩm GrowPLUS+ của NutiFood một cách rõ rệt. Kết quả cũng cho thấy tỉ lệ các mẹ tin tưởng vào sản phẩm và cảm thấy sản phẩm phù hợp với con mình lên đến 93,4 %, trong đó 83,6% các mẹ cho rằng GrowPLUS+ làm con tăng cân và ngủ ngon hơn; 82% làm con ăn ngon hơn.

Chia sẻ về thànhquả này, ông Lê Nguyên Hòa– Phó chủ tịch HĐQT công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng NutiFood cho biết: Chúng tôi rất tự hào về kết quả đánh giá này vì nó cho thấy đẳng cấp của GrowPLUS+của NutiFood, một sản phẩm của một công ty thuần Việt đã chiến thắng sản phẩm của các công ty đa quốc gia sừng sỏ đã có mặt nhiều năm ở thị trường Việt Nam.Chúng tôi tự hào vì từng đi qua một số nước Đông Nam Á và rộng hơn ở một số nước Châu Á chúng tôi thấy, không một sản phẩm sữa đặc trị nào của công ty địa phương có thể vượt qua sản phẩm của các công ty đa quốc gia, trừ Nhật Bản vì đó là đất nước được chính phủ bảo hộ. Có được kết quả này là nhờ Grow Plus+ của NutiFood được các bà mẹ tin dùng thấy hiệu quả và truyền miệng lại cho các bà mẹ khác.Nhờ sự “truyền miệng” này mà doanh số tăng trưởng của GrowPLUS+ lúc vừa ra đời chỉ khoảng vài trăm tỷ thì đến năm 2017 đã tăng lên con số vài ngàn tỷ và đều đạt tăng trưởng đều đặn qua các năm.

Ông Lê Nguyên Hòa cũng chia sẻ thêm: Riêng về sữa bột dinh dưỡng pha sẵn, NutiFood đã bắt đầu nghiên cứu từ năm 2010 để giải quyết khó khăn của các bà mẹ không có điều kiện pha sữa bột cho con khi đi xa, bằng hộp pha sẵn tiện lợi có thành phần dinh dưỡng tương tự như sữa bột pha chuẩn cùng dung tích. Chúng tôi đã đầu tư dây chuyền thiết bị hiện đại để có thể đảm bảo sản phẩm được tiệt trùng nhưng vẫn giữ nguyên các dưỡng chất như vitamin, khoáng vi lượng, axit amin thường dễ bị phân huỷ hoặc biến chất ở nhiệt độ cao. Chúng tôi rất vui mừng vì đã đáp ứng được nhu cầu tiện lợi của xã hội, vì ngày nay, sữa bột pha sẵn của NutiFood được tiêu thụ ngày càng tăng, giúp sữa bột pha sẵn GrowPLUS của NutiFood trở thành sữa bột pha sẵn số 1 VN.

Không chỉ thành công từ sản phẩm Grow Plus+, công ty NutiFood còn có nhiều sản phẩm đặc trị khác được người tiêu dùng đón nhận trong đó có sản phẩm Pedia Plus vừa được đối tác Mỹ là Delori ký hợp đồng để xuất khẩu qua Mỹ. Hợp đồng cho thấy Delori sẽ phân phối sản phẩm sữa bột pha sẵn dành cho trẻ biếng ăn Pedia Plus vào khoảng hơn 300 siêu thị của bang Califonia của Mỹ.

Để vào thị trường Mỹ, công ty NutiFood đã đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), một trong những tổ chức có đòi hỏi về tiêu chuẩn thực phẩm khó hàng đầu thế giới và đã được tổ chức này cấp giấy chứng nhận FDA. Nhà máy NutiFood cũng được tổ chức kiểm nghiệm độc lập Michelson Laboratories- Hoa Kỳ kiểm nghiệm và chứng nhận tiêu chuẩn FDA Hoa Kỳ để có thể sản xuất sản phẩm vào thị trường Mỹ.

Món ngon chữa bệnh từ rau khoai lang

Loại rau khoai lang rất giàu chất diệp lục giúp làm sạch máu, loại bỏ độc tố trong cơ thể. Chống lại sự oxy hóa trong cơ thể bởi trong rau khoai lang có chứa một loại protein độc đáo có khả năng chống lại sự oxy hóa đáng kể. Loại protein này có khoảng 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione một trong những chất quan trọng có vai trò trong việc tạo các chất chống oxy hóa trong cơ thể ta.

Rau khoai lang

Dưới đây là cách dùng lá rau khoai lang trị bệnh

* Trị mụn: Lá khoai lang giúp hút mủ nhọt đã vỡ bằng cách dùng lá khoai lang non, đậu xanh, thêm chút muối và giã nhuyễn, bọc vào vải đắp vào vết mụn.

* Quáng gà: Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.

* Thiếu sữa: Lá khoai lang tươi non 250 g, thịt lợn 200 g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.

* Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30 g, mai rùa 30 g, sắc kỹ lấy nước uống.

* Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.

* Nhuận tràng: Rau lang tươi luộc chín có tác dụng nhuận tràng. Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận trường.

Rau lang xào

* Trị buồn nôn, ốm nghén: Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn.

* Tốt cho người mắc bệnh tiểu đường: Trong các bữa ăn của người bệnh tiểu đường, nên thường xuyên dùng món rau lang luộc. Lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết. Nên dùng rau, không dùng củ vì củ chứa nhiều tinh bột.

Đọt rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này.Vì thế người bị bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau lá non cây khoai lang để ăn.

* Thanh nhiệt, giải độc: Trong những ngày trời nắng nóng, hoặc cơ thể đang bị nhiệt (nóng), nên dùng rau lang trong bữa ăn, vì rau lang có tính thanh nhiệt, làm mát.

Tuy nhiên cần lưu ý khi ăn rau khoai lang như không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi. Để nhuận tràng (chữa táo bón) thì dùng rau lang tươi luộc chín, không dùng rau lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược lại là gây táo bón. Cũng không nên dùng rau lang quá nhiều mà nên dùng xen kẽ với những loại rau khác. Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều calci có thể gây sỏi thận. Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất. Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường vị chát và hăng.

BS. Hoàng Tuấn Long